Bọ ngựa là một trong những loài côn trùng có cấu tạo khá đặc biệt. Thêm vào đó, trong điện ảnh thì hình ảnh của loài bọ ngựa thường rất ngầu lòi và có võ công rất cao cường. Còn ngoài tự nhiên thì cũng có rất nhiều yếu tố rất đặc trưng. Và trong bài viết này Rừng hoang dã sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan tới loài này như “Bọ ngựa sống ở đâu? Ăn gì? Sinh sản thế nào?” một cách chi tiết nhất. Mời các bạn cùng theo dõi nhé.
1. Vài nét về loài Bọ ngựa
Bọ ngựa là một loài côn trùng thuộc Bộ bọ ngựa, có pháp danh khoa học là Mantodea thuộc Liên bộ cánh lưới Dictyoptera. Các loài Bọ ngựa đã xuất hiện trên trái đất từ hơn 20 triệu năm trước. Chúng là một loài côn trùng có kích thước lớn, khi trưởng thành có thể đạt từ 4 – 8cm. Hiện nay, loài bọ ngựa phân bố hầu hết tại các khu vực trên toàn thế giới, có thể trừ Nam và Bắc cực ra.
Bộ Bọ ngựa Mantodea hiện có 15 họ sinh tồn và 1 họ hóa thạch như sau:
+ Acanthopidae
+ Amorphoscelididae
+ Chaeteessidae
+ Empusidae
+ Eremiaphilidae
+ Hymenopodidae
+ Iridopterygidae
+ Liturgusidae
+ Mantidae
+ Mantoididae
+ Metallyticidae
+ Sibyllidae
+ Tarachodidae
+ Thespidae
+ Toxoderidae
+ Santanmantidae
XEM THÊM: Con Rết có bò lên tường được không?
1.1. Đặc điểm của loài Bọ ngựa
Hiện nay, có rất nhiều loài bọ ngựa khác nhau đang tồn tại và phát triển trên thế giới. Chúng được đánh giá là một trong những loài côn trùng có kích thước lớn hiện nay, khi trưởng thành con cái có thể đạt chiều dài từ 4 – 8cm và con đực có kích thước nhỏ hơn, đạt từ 4 – 6cm. Màu sắc của loài bọ ngựa thường phụ thuộc chủ yếu vào môi trường sinh sống của chúng, tuy nhiên màu sắc chủ yếu của loài côn trùng này thường là màu xanh lá cây, màu vàng, nâu hay màu cỏ úa…
Bọ ngựa có cấu tạo khá đặc biệt, với hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau giống như các tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầy mút, thường thì cánh sẽ có màu xanh lá cây hoặc màu nâu nhạt. Đầu của bọ ngựa thường có hình tam giác nhọn, các đỉnh là hai mắt và mồm. Đầu của chúng có thể quay được 360 độ, từ đó khiến cho khả năng quan sát và tầm nhìn của chúng tăng lên rất lớn, giúp tìm kiếm con mồi cũng như né tránh kẻ thù rất hiệu quả. Trên đầu bọ ngựa có 2 cái râu khá dài.
Bọ ngựa có phần giống phần cổ dài, thon, dưới đầu là 2 cái càng bự, có khả năng siết và bắt con mồi hoặc tấn công kẻ thủ. trên hai càng của chúng có khá nhiều gai, giúp gia tăng tính sát thương. Ngoài ra 4 chân còn lại ở phần bụng bự của chúng, 4 chân cao, dài khiến cơ thể của loài bọ ngựa cũng cao hơn rất nhiều.
Do đó, loài bọ ngựa có 4 chân sau và 2 càng lớn.
1.2. Bọ ngựa con ăn gì?
Bọ ngựa con và bọ ngựa trưởng thành đều là những loài côn trùng ăn thịt, thức ăn của chúng chủ yếu là những loài côn trùng nhỏ hơn như ruồi, bướm, bọ cánh cứng, ong, gián, mối, kiến, ấu trùng, trứng ấu trùng… Nhưng thức ăn chủ yếu của loài bọ ngựa con và trưởng thành khi mùa hè và mùa đông xuống là lá cây non bởi lúc này các loại thức ăn là côn trùng suy giảm rất nhiều.
Ngoài ra, con bọ ngựa trưởng thành con săn bắt và ăn cả các loài động vật nhỏ khác như chim, thằn lằn, rắn, chuột, cá… Kỹ năng săn mồi của loài này cũng rất đặc biệt, chúng sẽ treo người lơ lửng trên các cành cây, chờ còn mồi bay qua hoặc đi qua thì sẽ cùng hai càng to có gai nhọn kẹp con mồi lại (động tác kẹp của chúng diễn ra rất nhanh). Con mồi bị kẹp sẽ không chết ngay và loài bọ ngựa sẽ ăn con mồi khi chúng còn đang sống. Và loài bọ ngựa sẽ không bao giờ ăn khi con mồi đã chết. Ngoài ra, loài bọ ngựa còn có sở thích là ăn thịt luôn bạn tình của mình sau hoặc thậm chí là ngay trong khi đang giao phối.
1.3. Tập tính của Bọ ngựa về sinh sản
Mùa sinh sản của bọ ngựa thường rơi vào mùa thu, khi mà lượng thức ăn dồi dào giúp quá trình phát triển của con non ổn định nhất. Loài bọ ngựa sau khi giao phối xong, thì con cái sẽ ăn thịt luôn con đực để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho quá trình sinh trứng, cũng giúp tăng lên số lượng trứng sắp đẻ. Con cái sẽ để túi trứng của mình dưới lá cây hoặc cành cây và túi trứng này sẽ nở vào đầu mùa xuân hoặc mùa hè khi nhiệt độ bắt đầu ấm lên.
Ấu trùng bọ ngựa con sau khi mới được sinh ra chỉ có kích thước khoảng hơn 4mm, chúng cần thời gian và trải qua khoảng 4 giai đoạn mới đạt được quá trình trưởng thành. Sau khi nở ra, bọ ngựa con chỉ có việc ăn và lột xác để trưởng thành, thời gian trưởng thành của loài bọ ngựa khoảng 4 tháng.
ĐỌC THÊM: Cà Cuống sống ở đâu?
2. Bọ ngựa sống ở đâu?
Môi trường sống hiện nay của loài bọ ngựa khá phổ biến, chúng phân bố tại hầu hết các khu vực trên cả nước. Môi trường sống ưa thích của loài bọ ngựa là các lùm cây, bờ bụi, bờ rừng, hàng rào nhiều cây… Chúng thích sống ở môi trường ẩm ướt và có nhiều ánh sáng. Bởi vì thế, mà những khu vực rừng nhiệt đới và ôn đới thì số lượng loài bọ ngựa sẽ nhiều hơn.
Ngoài ra, loài bọ ngựa này cũng có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, chúng có thể sống tốt tại các môi trường khác nhau như: Tại đồng cỏ, tại rừng mưa nhiệt đới, tại cao nguyên, tại vùng ôn đới hoặc tại các sa mạc khô cằn. Tuy nhiên, nơi có nhiều thức ăn, nguồn nước, môi trường ẩm ướt vẫn là nơi sống ưa thích của loài bọ ngựa.
3. Bọ ngựa tự vệ như thế nào?
Việc tự vệ của loài bọ ngựa cũng khá đặc biệt, chúng không thường xuyên sử dụng đôi chân trước to khỏe của mình để đánh lại kẻ thù. Mà chúng thường xuyên lẩn tránh, sử dụng khả năng ngụy trang giống với môi trường xung quanh để lẩn tránh kẻ thù. Ngoài ra, thì có một số loài bọ ngựa thường dang rộng hai chân trước, xòe cánh để gia tăng kích thước nhằm đe dọa kẻ thù của mình.
Ngoài ra, khi bị tấn công thì chúng cũng có thể sử dụng mồm để cắn lại, tuy nhiên chúng không có độc nên chỉ gây thương tích từ bên ngoài. Trong tự nhiên thì loài bọ ngựa chính là thức ăn của các loài khác như Rắn lớn, ễnh ương hay cá hoặc bò sát khác. Ngoài ra, nếu chúng sống gần con người, thì các loài vật nuôi như chó, mèo, gà, vịt cũng có thể là kẻ thù của bọ ngựa.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cá nhám mang xếp ăn gì?
4. Cách nuôi bọ ngựa như thế nào?
Nếu bạn yêu thích loài bọ ngựa và muốn nuôi chúng để làm cảnh cũng như một loài thú cưng trong nhà. Thì những chia sẻ của chúng tôi sau đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm hữu ích trong quá trình nuôi bọ ngựa nhé.
4.1. Bắt bọ ngựa
Bạn nên tìm loài bọ ngựa tại những bụi cây, lùm cây hoặc ven những cánh rừng hay ngay tại hàng rào nhiều cây leo của nhà mình. Bởi nơi đây thường sẽ cung cấp lượng thức ăn yêu thích của chúng.
Bạn nên quan sát kỹ càng, bởi bọ ngựa chính là một trong những bậc thầy ngụy trang, chúng có khả năng ngụy trang giống với môi trường xung quanh để lẩn trốn kẻ thù. Tuy nhiên, với con người thì việc tìm kiếm một vài chú bọ ngựa về nuôi khá dễ dàng, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi có nhiều cây cối.
4.2. Làm chuồng nuôi bọ ngựa
Bọ ngựa là một loài có kích thước lớn đối với bộ côn trùng, tuy nhiên đối với con người thì chúng có kích thước khá nhỏ bé, khi trưởng thành kích thước tối đa của chúng chỉ từ 8 – 10cm. Do đó, khi nuôi thì bạn nên chọn một cái hộp bằng nhựa hoặc bằng bìa carton có kích thước từ 15x15x15 là đủ cho một con sinh sống.
Hộp nuôi bọ ngựa nên thông thoáng, tuy nhiên vẫn cần được đậy kín để tránh tình trạng chúng tẩu thoát ra ngoài. Không nên dùng các loại hộp đựng hóa chất để nuôi bọ ngựa nhé, không thì chúng sẽ tèo đấy.
Trong hộp nuôi bọ ngựa bạn nên làm thêm nhiều cây cối, cây leo, que, cây, tán cây nhằm tạo môi trường sống cho chúng. Thêm nữa nên bạn nên duy trì độ ẩm trong hộp nuôi bằng cách chiếu đen hoặc tấm sưởi cho chúng.
4.3. Cho bọ ngựa ăn
Thức ăn yêu thích của loài bọ ngựa trong nuôi nhốt có lẽ là các loại côn trùng khác như ruồi giấm, dế nhỏ, muỗi mắt, rệp cây và các loại bỏ nhỏ khác. Thêm nữa tùy vào từng giai đoạn mà bạn nên cung cấp thêm các loại thức ăn khác nhau, như rau xanh, lá cây non để giúp chúng có thể lột xác và phát triển.
Ngoài ra, khi bọ ngựa trưởng thành, thì bạn nên cho chúng ăn thêm các loại côn trùng khác như dế, bướm, nhện, cào cào… Đặc biệt là bạn nên lưu ý, loài bọ ngựa không ăn thức ăn đã chết nhé.
Lưu ý: Trong quá trình nuôi khi vào mùa hè nhiệt độ cao thì bạn nên thường xuyên kiểm tra, sử dụng bình phun sương để cải thiện độ ẩm trong lồng nuôi nhé. Thêm nữa nếu bạn nếu bạn có nhu cầu nhân giống thì nên phân biệt được giới tính của loài bọ ngựa. Con cái sẽ có 6 đốt bụng, còn con đực sẽ có 8 đốt bụng nhé.
Lời kết
Như vậy trên đây Sinhvat.net đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin hữu ích và giúp bạn giải đáp được thắc mắc về loài bọ ngựa như “Bọ ngựa sống ở đâu? Ăn gì? Sinh sản thế nào?” một cách chính xác và chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết sẽ mang đến cho các bạn những thông tin, kiến thức hữu ích liên quan tới loài bọ ngựa nhé. Nếu bạn còn thắc mắc hay có ý kiến đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.