Đối với những người chơi chim hay những người yêu thích chim cảnh thì Chích chòe than không còn quá xa lạ đối với họ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về loài chim khá khó nuôi và khó huấn luyện này. Vì thế, bài viết sau đây Sinhvat.net sẽ chia sẻ đến các bạn tất cả những thông tin liên quan tới loài chim này. Bao gồm những thông liên quan tới tới giá bán ra sao, chim có gì nổi bật, cách nuôi như thế nào… một cách chi tiết nhất. Mời các bạn cùng theo dõi!
1. Giới thiệu về chim Chích chòe than
Là giống chim rất “hot” và được rất nhiều người trong giới chơi chim săn lùng hiện nay. Bởi chúng ngoài sở hữu một ngoại hình nổi bật, hoạt bát, tăng động mà chúng còn hay hót và giọng hót rất đặc biệt. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của giống chim này.
1.1. Chích chòe than là chim gì?
Chích chòe than hay còn được gọi là chim Chìa vôi, chúng có tên khoa học là Copsychus Saularis, thuộc chi Copsychus Sensu Lato và Enicurus. Trước đây thì loài chim này được phân vào họ Hoét – Turdidae, tuy nhiên hiện nay thì chúng lại được xem là một phần của họ Đớp ruồi – Muscicapidae.
Ở Việt Nam, giống chim này hay Chìa vôi được rất nhiều người săn lùng và tìm mua để nuôi làm cảnh. Bởi giọng hót rất đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, theo nhiều người nuôi chim cho biết, loài chim này thường rất khó nuôi, dễ bị chết và chúng còn có xu hướng là hay tự tử, đâm đầu vào lồng để kết liễu bản thân. Vì thế, để nuôi được một chú chim Chìa Vôi vừa đẹp vừa hay hót, hót hay thì là một điều khá khó khăn và mất nhiều công sức.
>>> Xem thêm: Chim Vành khuyên
1.2. Nguồn gốc của chim Chích chòe than
Chích chòe than là một giống chim có nguồn gốc từ quần đảo Nam Dương và đến hiện nay thì chúng đã được tìm thấy tại hầu hết các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó Việt Nam có số lượng giống chim này cũng rất lớn. Đặc biệt là các tỉnh thành ở vùng miền Bắc, nơi có khí hậu thuận lợi cho loài chim này sinh sống và phát triển.
Ngoài ra, giống chim này còn được tìm thấy tại các khu rừng rậm và vườn ở Châu Phi cũng như các nước châu Á khác hiện nay. Chúng thích sống ở những cánh rừng, hốc đá, mỏm cây.
1.3. Ngoại hình của Chích chòe than
Loài chim này sở hữu một ngoại hình có kích thước trung bình và màu sắc của chúng thì thường có hai màu đen và trắng. Màu đen thường phân bố ở phần đầu, cổ,, mặt, lưng và đuôi. Còn mặt dưới đuôi, phần bụng và một ít ở phần cánh sẽ có màu trắng. Đây có thể xem là 2 màu tương phản rõ nét nhất, giúp cho chúng trở nên nổi bật hơn dù không có màu sắc sáng hơn hay loè loẹt.
Loài chim này thường thì sở hữu một chiếc đuôi khá dài, thường dếch lên trên, một chiếc mỏ nhọn, hơi cong và đôi chân khoẻ, giúp chúng nhảy nhót không ngừng. Một chú chim này khi trưởng thành có để đài kích thước từ 17 – 19cm tính cả chiều dài đuôi.
1.4. Tập tính sinh sản
Mùa sinh sản của của loài chim này bắt đầu khi mùa xuân tới, bởi đây là thời điểm có nhiệt độ ấm áp, nhiều thức ăn giúp chim non dễ dàng phát triển nhất. Thời điểm cụ thể mà loài chim này bước vào mùa sinh sản đó là đầu tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch hằng năm và kéo dài đến khoảng tháng 9 tháng 10 âm lịch.
Sau khi con đực và con mái kết đôi, giao phối thì chúng sẽ cùng nhau làm tổ và sinh con. Tổ của chúng thường được lót bằng cỏ, tảo hoặc lông của các loài động vật khác. Mỗi mùa sinh sản, chim mái sẽ đẻ từ 3 – 6 trứng và chim non sẽ nở sau khoảng từ 14 – 16 ngày ấp. Trong thời gian ấp trứng và khoảng đầu thời gian chim non mới nở, thì chim mái sẽ ở trong tổ, không bay đi kiếm ăn. Còn chim trống sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm thức ăn cho cả chim mái và chim con, thức ăn thường là cào cào, châu chấu, dế, sâu, nhện…
1.5. Giọng hót của chim Chích chòe than
Loài chim này được đánh giá là một trong những giống chim có giọng hót vô cùng đặc biệt khiến cho người người chơi chim phải đắm say. Giọng hót của chúng thường khá nhẹ nhàng, du dương. Ngoài tự nhiên, thì loài chim này thường hót để thể hiện vị thế hoặc là cảnh báo đối thủ, kẻ xâm lăng về lãnh thổ cũng như tổ của chúng.
Và dưới đây là giọng hót của loài chim nổi bật này mà bạn có thể thưởng thức qua:
2. Cách phân biệt chim Chích chòe than trống, mái
Đối với những người yêu chim và nuôi chim để hót, đấu hay thi đấu thường họ sẽ chọn nuôi những chú chim trống. Bởi chim trống thường sẽ to, khoẻ, hay hót và xung hơn con mái. Vì thế, nếu bạn chưa có kinh nghiệm phân biệt chim trống mái, thì sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số đặc điểm cơ bản để có thể phân biệt được. Cụ thể:
- Đối với chim trống thì thường có kích thước to, thân hình cao, cặp chân rất to, bộ móng dài. Đầu của chim trống cũng to hơn chim mái rất nhiều, miệng rộng, mép dưới miệng có màu đen sẫm từ đầu mỏ đến hai bên mỏ.
- Còn đối với những con mái thì có thường nhỏ hơn chim trống, đầu cũng nhỏ hơn khá nhiều. Phần miệng cũng nhỏ hơn chim trống và mép dưới có nhiều phần nhạt màu hơn.
3. Cách nuôi, chăm sóc chim Chích chòe than
Việc nuôi được một chú chim đẹp, hay hót và hót hay thì điều không phải đơn giản với nhiều người, kể cả những người yêu chim, người có kinh nghiệm dày dặn trong quá trình nuôi chim cảnh. Tuy nhiên, sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm cơ bản trong quá trình nuôi chim, để bạn có thể biết và dễ dàng hơn một chút khi có nhu cầu nuôi một chú chim loại này nhé.
3.1. Kinh nghiệm chọn chim
Thông thường chọn khi chọn chim thì chúng ta nên chọn chim trống để nuôi. Bởi chim trống thường to con, khoẻ và hót nhiều hơn. Còn để lựa chọn được chim tốt thì nên dựa vào các yếu tố như: Mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, tróc vảy và ngón chân phải có đầy đủ móng. Màu lông của chim phải có hai màu đen, trắng phân biệt rõ ràng thì lúc lớn lên chim mới đẹp. Ngoài ra, nên chọn những chú chim lanh lợi, ăn nhiều và kêu to.
3.2. Lồng nuôi chim
Nuôi chim Chích choè than thì lồng nuôi không cần quá rộng, bạn có thể lựa chọn lồng có đường kính từ khoảng 35 – 45cm là phù hợp. Bạn cần vệ sinh lồng chim sạch sẽ, phải có cóng thức ăn khô, thức ăn tươi riêng, cóng nước, cây đậu và chắn phân đầy đủ cho chim.
Ngoài ra, bạn nên trang bị thêm một máng nước sạch để chim tắm, bởi loài chim này rất thích tắm. Tuy nhiên bạn cần thay nước và vệ sinh cóng nước tắm hằng ngày để giúp chim không bị bệnh. Khi nuôi bạn sẽ mất khánhiều công sức và thời gian chăm sóc, thì mới tạo nên một chú chim đẹp và hót hay.
3.3. Chim Chích chòe than ăn gì?
Khi nuôi chim con thì bạn nên cho chúng ăn nhiều lần trong ngày và mỗi lần thì nên cho ăn lượng thức ăn vừa phải để chim kịp tiêu hoá. Thức ăn yêu thích của loài chim này có thể là: Hoa quả chín (chuối, bơ, thanh long, cam…), cào cào, châu chấu, tôm nhỏ, sâu chim… Phải đảm bảo thức ăn phải tươi, sạch và đảm bảo vệ sinh.
Khi chim trưởng thành, thì bạn có thể cho chim ăn thêm bột đậu trộn trứng cho chim, tuy nhiên vẫn phải bổ sung đêm cho chim các món chúng yêu thích như cào cào, châu chấu, sâu chim… Và bạn cần đảm bảo nguồn nước sạch đầy đủ cho chim, bởi nước đóng một vài trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của chúng.
Một chú chim chim loại này khi trưởng thành một ngày có thể ăn hết từ 40 – 50 con cào cào. Bởi cào cào là một loại thức ăn quan trọng và rất yêu thích của loài chim này. Thiếu cào cào chim sẽ bị thiếu chất, phát triển kém và ít hót. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm sâu khô bằng cách nghiền nát, rồi trộn với bột đậu phộng trứng cho chim ăn tỷ lệ là 30 – 50%. Còn nếu bạn muốn nuôi để đá thì nên cho ăn cào cào nhiều hơn, từ 80 – 100 con/ngày.
3.4. Tắm nắng cho Chích chòe than
Khác với các giống chim cảnh khác, thì loại chim này cần phải được tắm nắng với thời gian phù hợp đều đặn mỗi ngày. Bởi nếu thiếu quá trình tắm nắng, thì chúng sẽ luôn trong tình trạng ủ rũ, không hót và không bay nhảy. Ngoài ra, bạn cần phải có biện pháp giữ nhiệt cho lồng chim trong những giai đoạn thời tiết trở nóng hay trở lạnh một cách đột ngột.
Còn đối với tắm mát, thì bạn đợi khi nào chim đủ lớn, khi mà lông non đã cứng, chim nhảy nhót nhiều, đã biết mổ khi bạn đưa tay vào thì lúc này có thể cho tim tắm mắt. Thời gian tắm mát từ 10 – 12h trưa và nên để chim tự tắm và rỉa lông cho khô. Như vậy thì lông chim sau khi lớn lên mới bóng mượt và đẹp được. Không nên cho chim tắm quá sớm, như thế sẽ khiến chim nhát tắm và sợ nước.
3.5. Vệ sinh lồng chim
Bạn cần chú ý và thường xuyên vệ sinh khử khuẩn cho lồng nuôi Chích chòe than, bởi loài chim này khá dễ mắc bệnh. Bạn nên tiến hành vệ sinh lông chim khoảng 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/lân. Nên dọn phân chim ở máng chắn, vệ sinh cóng nước, cóng thức ăn cho chim. Như thế sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển của chim.
3.6. Phòng bệnh cho chim
Có thể nói Chích chòe than là một giống chim cảnh rất dễ gặp phải các tình trạng bệnh lý. Và dưới đây là một số bệnh mà bạn cần phải đề phòng hoặc phát hiện sớm để điều trị kịp thời cho chim.
Chim bị ho
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do thời tiết thay đổi thất thường và đột ngột. Ngoài việt bạn thấy chim bị ho thì còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác như chảy nước mũi, khó thở, xù lông, ủ rũ… Để điều trị thì bạn dùng 1-2 tép tỏi tươi, xay nhuyễn và vắt lấy nước và pha với nước sạch cho chim uống ngày 2 lần là khỏi. Sử dụng đều đặn trong 2-3 ngày là mang lại hiệu quả. Còn nếu chưa khỏi thì dùng kháng sinh liều cao trong 3-5 ngày.
Chim bị sâu lông
Bệnh khiến cho chim bị rụng lông, luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và biểu hiện dễ nhận biết là chim thường xuyên rỉa lông hoặc giật trụi lông một mảng. Nguyên nhân chủ yếu là do cách chăm sóc không đúng, cho chim tắm nắng, tắm mát không đủ khiến vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Ngoài ra thức ăn cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Điều trị hiệu quả thì bạn nên cho chim tắm nắng, tắm mát thường xuyên. Cho chim ăn thêm các loại hoa quả tươi và vệ sinh sạch sẽ lồng chìm.
Chim bị sưng ngón chân
Đây là tình trạng do chim bay nhảy nhiều hoặc chim dùng mỏ rỉa ngón chân khiến chân bị lở loét, sưng lên, mưng mủ… Để điều trị thì bạn có thể dùng lá náng đắp lên vết thương cho chim từ 3-4 ngày là khỏi, kết hợp với việc dùng nước muối vệ sinh vết thương, cho chim tắm nắng, vệ sinh lồng thì tình trạng sưng chân sẽ được cải thiện.
3.7. Tập chim có lửa
Khi nuôi, đến một giai đoạn mà bạn cảm thấy chim của mình hay nói gió trong miệng, cổ họng chim phồng lên xẹp xuống liên tục và phát ra những âm thanh rõ hơn, dài hơn thì lúc này chim đã bắt đầu tập hót. Để chim có lửa, sung hơn và hót nhiều hơn thì bạn cần tập cho chim bằng cách cho chúng nghe những video chim cùng loại hót liên tục. Lúc này chim sẻ lắng nghe và dần tập hót theo.
Ngoài ra, bạn cần cho chim tập hót cùng những chú chim khác đã hót nhiều hoặc đưa chim tới các câu lạc bộ nuôi chim để cùng nhau tập hót và thi hót với các chú chim khác.
>>> Xem thêm: Chim Yến phụng
4. Giá chim Chích chòe than bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, loài chim đang được rất nhiều người yêu chim, chơi chim rất yêu thích và lựa chọn để nuôi cảnh hoặc nuôi để thi hót. Do đó, mức giá của một chú chim trưởng thành, hót hay và hay hót thường ở mức khá cao. Theo chúng tôi tìm hiểu thì giá chim Chích choè than trên thị trường hiện nay dao động từ mức 400.000 – 2.000.000 vnđ/con. Những chú chim có ngoại hình nổi bật, hót hay, hay hót và có khả năng thi hót thì mức giá thường sẽ cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, nếu bạn là một người mới tập chơi chim thì nên tìm kiếm những chú chim non để nuôi. Lúc này giá thành thường sẽ rẻ hơn rất nhiều, tuy nhiên rủi ro trong quá trình nuôi là khá cao. Vì thế bạn cần cân nhắc khi tìm mua chim, bởi chim non thì rẻ những rủi ro khi nuôi cao, còn chim trưởng thành thì giá cao nhưng dễ nuôi hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ mua chim uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp thì có thể tham khảo thêm một số cửa hàng mà chúng tôi chia sẻ sau đây. Tuy nhiên bạn nên đến trực tiếp để lựa chọn cho mình một chú chim phù hợp và còn được tư vấn thêm một số kinh nghiệm nuôi hiệu quả.
- Dogily.vn
- Azpet.org
- Chimcanhdatviet.com
- Facebook.com/chimcanhhuyhoang
- Facebook.com/ShopchimcanhlonnhatTPHCM
- Chimcanhalau.com
- Chimcanhvietnam.vn
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Sinhvat.net đã chia sẻ đến các bạn về giống chim Chích choè than. Cũng như hy vọng bài viết đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về giống chim này, cũng như có thêm những kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc chi một cách hiệu quả nhất. Nếu còn điều gì vướng mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua FB: fb.com/runghoangda.web để được giải đáp nhanh chóng nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.