Một loài chim có cái tên vô cùng độc lạ đó là chim Khát Nước, loài này được nhận định khá hiếm ở nước ta, vì số lượng ngoài tự nhiên rất ít. Tuy nhiên với ngoại hình nổi bật, cuốn hút khiến nhiều người yêu muốn hiểu rõ hơn về loài chim này. Vì thế, trong bài viết sau đây Blog Sinh Vật sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan tới loài chim này như Chim Khát Nước ăn gì? Đặc điểm, Cách nuôi và Giá bán. Mời bạn cùng theo dõi.
1. Vài nét về loài chim Khát Nước
Chim Khát Nước có tên khoa học là Clamator Coromandus, chúng là một loài chim thuộc họ Cuculidae. Đây là một loài chim có ngoại hình vô cùng nổi bật, mạnh mẽ và trông rất máu chiến. Tuy nhiên thì hiện này số lượng của chúng ngoài tự nhiên không quá nhiều.
1.1. Đặc điểm của chim Khát Nước
Chim Khát Nước khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 44-46cm (cả chiều dài lông), sải cánh từ 15-17cm, đuôi dài 23-25cm, chân cao 2-3cm và mỏ dài 2-3cm.
Màu sắc của loài này cũng khá nổi bật với phần lưng có màu đen, gáy có màu trắng, cổ ngực có màu cam nhạt, bụng thường có màu trắng. Chim non thường có màu nhạt hơn chim trưởng thành.
Mỏ của chúng thường có màu đen, góc mỏ dưới có màu vàng nhạt và mép mỏ có màu hồng.
Chân của chúng có màu xám chì hoặc màu nâu xám
Mắt của chúng đa số sẽ có màu nâu đỏ nhạt.
Đặc điểm nổi bật nhất của loài Khát Nước chính là cái màu dựng đứng cao, có thể xù lên như răng cưa hoặc chụp lại như chào mào. Thêm vào đó là lông đuôi dài có thể dựng đứng lên hoặc cụp xuống giống với loài chim chích chòe lửa.
1.2. Chim Khát Nước sống ở đâu?
Loài Khát Nước phân bố chủ yếu ở dọc dãy núi Himalaya và thường di cư tới phía nam để tới Sri Lanka, Nam Ấn Độ và các vùng nhiệt đới tại Đông Nam Á để tránh mùa đông khắc nghiệt tại Himalaya.
Ngoài ra, loài chim này còn được ghi nhận xuất hiện tại các khu vực như Nepal, Trung Quốc, Bhutan, Bangladesh, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Philippin…
Tại Việt Nam chim Khát Nước phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc Bắc, Trung bộ và các tỉnh thuộc khu vực núi cao. Môi trường sống yêu thích của loài chim này là các khu vực rừng núi, đồng bằng, nơi có nhiều bụi rậm, sông suối.
2. Chim Khát Nước ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của chim Khát Nước là côn trùng, sâu bướm, cào cào, châu chấu, nhện, nhộng, sâu kiến, trứng kiến, dế… Ngoài ra chúng cũng có thể ăn thêm nhiều loại hoa quả, trái cây chín. Thức ăn của loài chim này cũng tương đồng với loài chào mào má đỏ hiện nay. Thế nên việc nuôi dưỡng cũng khá đơn giản và dễ dàng.
3. Nuôi chim Khát Nước như thế nào?
Nếu bạn bẫy được một chú chim Khát Nước ngoài tự nhiên và muốn nuôi để làm cảnh, thì những chia sẻ của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thuần và nuôi dưỡng loài chim này.
3.1. Chọn chim
Việc tìm kiếm loài chim Khát Nước hiện nay cũng khá khó, bạn có thể tìm kiếm tại các cửa hàng chim cảnh, trại chim hoặc hỏi thăm những người hay đi bẫy chim trong rừng để tìm mua. Còn việc tìm kiếm chim non để bắt về nuôi thì rất khó khăn và hiếm gặp.
3.2. Lồng nuôi
Loài Khát Nước khi trưởng thành có kích thước cả đuôi có thể lên tới 46cm, bởi vì thế bạn nên lựa chọn một cái lồng có kích thước phù hợp để chim nhảy nhót thoải mái mà không lo bị gãy lông đuôi của chúng. Bạn nên chọn lồng mây, tre, gỗ hay kim loại đều được. Nên chọn lồng có bán kính tối thiểu 50cm để giúp lông đuôi của chim không bị gãy khi chúng đậu, bay nhảy trong lồng.
Lồng chim cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng cám, cóng sâu, que đậu, máng chắn phân và áo trùm lồng.
ĐỌC THÊM: chim thiên đường đuôi phướn
3.3. Cách thuần và cho chim Khát Nước khi mới bẫy về
Khi mới bẫy được chim ngoài tự nhiên về, thì bạn phải sử dụng áo trùm lồng để giúp chim không bị hoảng loạn và dần làm quen với môi trường sống mới. Bạn vẫn chuẩn bị đầy đủ cóng nước và cóng sâu để chim có thể tự ăn khi chim bình tĩnh lại.
Trường hợp chim vẫn hoảng loạn, bay loạn xạ và không chịu mổ sâu ăn thì bạn cần phải dùng tay banh mồm chim ra và cho thức ăn vào. Bởi lúc này chim vẫn sợ hãi và không có sức để ăn uống. Bạn cứ kiên trì đút cho chim ăn vài ngày sẽ quen và có thể tự mổ sâu ăn được.
Và muốn cho chim ăn cám, thì bạn nên trộn cám với sâu và khi chim ăn sâu sẽ ăn kèm với cám, sau một thời gian chúng sẽ quen cám và ăn bình thường. Lúc này cám sẽ là thức ăn chính cho chim và mỗi ngày bạn bổ sung thêm một ít thức ăn sống như sâu, kiến, cào cào, châu chấu…
3.4. Chăm sóc chim Khát Nước
Việc chăm sóc chuẩn chỉ sẽ giúp chim phát triển ổn định và dạn người hơn. Trong thời gian chim mới về, bạn dùng áo trùm lồng kín lại, treo lồng ở nơi ít người qua lại để chim dần làm quen với môi trường sống mới. Sau một vài tuần bạn mở hé hé áo trùm để chim nhìn thấy bên ngoài, để ở có người qua lại để dần dần quen. Sau khoảng 1-2 tháng thì mở áo trùm lồng rộng ra, để chim dạn người hơn.
Trong quá trình nuôi, cần vệ sinh lồng chim định kỳ, 1-2 tuần/lần, cho chim tắm mát, tắm nắng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, tụi bẩn bám trên cơ thể cũng như cung cấp thêm vitamin D cho chim. Giúp lông chim mượt mà và óng ả hơn.
3.5. Tập hót cho chim Khát Nước
Việc tập hót lại cho loài Khát Nước khá đơn giản, chỉ cần treo lồng chim ở ngoài cây có chim trời để chúng hót theo. Còn nơi có ít chim Khát Nước phân bố, thì bạn tải giọng chim về đài và bật cho chúng nghe hằng ngày. Để chim hót và sẽ rất hiệu quả. Đây là một trong những cách tập hót cho Khát Nước được nhiều người áp dụng thành công.
XEM THÊM: chim oanh cổ đỏ
4. Giá chim Khát Nước bao nhiêu?
Hiện nay, số lượng chim Khát Nước khá ít, nên mức giá tương đối cao.
+ Giá chim Khát Nước mới bẫy được có giá dao động từ 300.000 – 400.000 vnđ/con.
+ Chim Khát Nước thuần người có giá khoảng 600.000 – 900.000 vnđ/con và đôi khi lên tới vài triệu đồng.
Và để mua được chim Khát Nước bạn có thể tới cửa hàng chim cảnh, trại chim hoặc tìm những người hay bẫy chim trong rừng để tìm mua nhé.
5. Lời kết
Như vậy trên đây Blog Sinh Vật đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích, giúp giải đáp chính xác thắc mắc Chim Khát Nước ăn gì? Đặc điểm, Cách nuôi và Giá bán rồi nhé. Và nếu như bạn đang có thắc mắc hoặc có đóng góp thêm cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.
Nếu chim yếu ớt cần cho uống j ạ
Mình cũng chưa gặp tình trạng này, mn giúp bạn với ạ.