Con Rết có bò lên tường được không? Rết sợ gì nhất?

Minh Phương

Con Rết có bò lên tường được không?

Rết là một trong những loài động vật có ngoại hình vô cùng kỳ dị và đáng sợ. Bởi chúng có rất nhiều chân khiến cho con người cảm thấy ớn lạnh khi nhìn thấy chúng. Vậy con Rết có bò lên tường được không hay con rết sợ gì nhất? Tất cả sẽ được Rừng hoang dã giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu về loài rết

Rết hay còn được gọi với nhiều tên khác là Rít, chúng là một loài động vật chân khớp và thuộc lớp Chân môi (Chilopoda) trong phân ngành Nhiều chân (Myriapoda). Rết là loài động vật thân đốt, có lông, thân hình thon dài, mỗi đốt sẽ có một cặp chân. Do đó số lượng chân của loài này khá đa dạng, phụ thuộc nhiều vào từng loại vì thế chân của chúng có thể từ 20 cho đến 300 chân. Và có một điều đặc biệt là số cặp chân của chúng luôn là số lẻ như 15 hoặc 17 cặp chân. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Con rết có bao nhiêu chân”.

Thêm vào đó, có một đặc điểm nổi bật của loài này đó là cặp kìm trước mồm của chúng khá chắc khỏe, sắc và có nọc độc. Và rết là một loài ăn thịt.

Hiện nay, trên toàn thé giới có tới khoảng hơn 8000 loài rết có lông, trong đó có hơn 3000 loài đã được biết đến và mô ta. Loài rết được tìm thấy tại hầu hết các khu vực trên tế giới, chúng còn được tìm thấy tại Bắc Cực. Môi trường sống lý tưởng của loài rết là vùng nhiệt đới cho tới sa mạc khô cằn. Tuy nhiên, do vỏ của chúng không có khả năng chống thoát nước, do đó chúng vẫn thích sống ở môi trường có độ ẩm cao như ở vùng đất mùn, lá cây mục, dưới phiến đá hay trong các khúc gỗ mục.

Con Rết

XEM THÊM: Cà Cuống sống ở đâu?

Đặc điểm của loài Rết

Một con rết trưởng thành thường có màu nâu sậm, đây là sự kết hợp giữa màu nâu và màu đỏ. Tùy thuộc vào môi trường sống mà màu sắc của chúng cũng thay đổi khác nhau, nếu một con rết sống trong hang và trong lòng đất sẽ màu sắc sẽ sậm hơn rất nhiều so với những con sống ở vùng nhiệt đới hoặc sa mạc.

Về đặc điểm ngoại hình, thì rết thường có đầu dẹp hoặc tròn tùy loài, có một đôi râu khá to dài trên đầu. Trước mồm chúng có một cặp hàm trên dài và một cặp hàm dưới. Hàm dưới mọc ra từ môi và mang xúc tu ngắn, còn hàm trên mọc ra từ cơ thể kéo dài ra phía trước để che phủ phần còn lại của mình. Cặp hàm trên mang nọc độc để tiết vào con mồi hoặc kẻ thù.

Rết là loài có nhiều mắt đơn trên phần đầu và đôi khi chúng tập trung thành từng cụm để thành mắt kép. Tuy nhiên, thì chúng chỉ có thể phân biệt được sáng tối, chú không có thị giác thực sự như nhiều loài chân khớp khác. Thậm chí thì nhiều loài rết còn không có mắt, chúng sử dụng cặp chan cuối như râu để làm chức năng cảm giác.

Kích thước của loài rết thay đổi tùy theo từng loài, có loài nhỏ chỉ vài milimet những có loài cũng dài tới hơn 30cm. Kích thước của rết phụ thuộc khá nhiều vào từng loài và thay môi trường sống của chúng.

Loài rết săn mồi bằng cách sử dụng cặp râu trên đầu để dò tìm con mồi. Hệ tiêu hóa của loài rết là một đường ống đơn giản với các tuyến tiêu hóa kết nối với miệng. Rết hô hấp của đường khí quản, tại mỗi đốt sẽ có một lỗ thở.

Đặc điểm của loài Rết

ĐỌC THÊM: Rắn mối có độc không?

Rết sinh sản như thế nào?

Quá trình sinh sản của loài rết cũng khá đặc biệt, chúng sinh sản mà không cần thông qua hoạt động giao phối như nhiều loài động vật khác. Mà khi đến mùa sinh sản thì con đực chỉ cần tạo ra một túi tinh trùng, rồi con cái sẽ tự nhặt lấy rồi thụ tinh. Nhiều loài rết thì sau khi tạo ra túi tinh, thì con đực sẽ thực hiện một điệu nhảy đặc trưng để thu hút con cái từ đó nhận lấy túi tinh của mình.

Mùa sinh sản của loài rết thường bắt đầu vào đầu mùa xuân và mùa hè, tuy nhiên tùy thuộc vào môi trường sống mà quá trình sinh sản cũng sẽ thay đổi, đôi khi không phụ thuộc vào mùa.

Mỗi mùa sinh sản, con rết cái đẻ từ 10 – 50 quả trứng, trứng có thể nở sau khoảng 1 tháng – 3 tháng ấp trứng. Độ tuổi sinh sản của loài rết không giống nhau, có loài mất 1 tuổi để trưởng thành, nhưng có loài phải mất 3 năm mới bước vào giai đoạn sinh sản.

Rết sinh sản như thế nào?

Rết ăn gì?

Rết là một loài động vật ăn thịt. Thức ăn của loài rết thường là các loài côn trùng nhỏ như sâu, kiến, mối… hoặc các loại động vật nhỏ như cá, tôm, ốc, ếch, nhái và các loại côn trùng khác. Đặc biệt thức ăn yêu thích của loài rết là dế mèn và siêu sâu…

Con Rết có bò lên tường được không?

Tuy rết là một trong những loài động vật có nhiều chân hiện nay, tuy nhiên chúng lại KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG BÒ LÊN TƯỜNG hay HAY TRÊN GƯƠNG. Bởi những đốt chân của chúng không có khả năng bám dính hay hút như loài tắc kè, thằn lằn… do đó chúng không thể bò trên độ dốc 90 độ như tường nhà được. Cho dù là tường nhà của bạn sần sùi hay láng mịn thì loài rết cũng không thể bò lên được.

Do đó, với thắc mắc “con rết có bò lên tường được không” thì câu trả lời là KHÔNG.

Con Rết có bò lên tường được không?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Rắn rào đốm có độc không?

Rết sợ gì nhất?

Trong tự nhiên thì loài rết sợ nhất mùi hương của các loài cây như: Cây cỏ xạ hương, cây bạc hà, cây húng quế, cây bạch đàn, cây oải hương… Do đó để đuổi loài rết ra khỏi nhà của bạn, cũng như không để chúng lẫn trốn xung quanh nhà, thì bạn nên trồng những loại cây trên quanh nhà của bạn. Đây lại là những loại rau có thể sử dụng hằng ngày, vừa cung cấp thêm rau xanh cho gia đình, vừa có tác dụng đuổi rết vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu của các loài cây mà chúng tôi chia sẻ trên, bỏ trong nhà, như vậy sẽ có tác dụng đuổi rết một cách rất tốt đấy.

Rết sợ gì nhất?

Lời kết

Như vậy trên Rừng hoang dã đã chia sẻ tất cả các thông tin liên quan giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Con rết có bò lên tường được không” một cách chi tiết và chính xác nhất nhé. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết, bạn vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé. Rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Viết một bình luận