Gà Lôi tía là gà gì? Sống ở đâu? Ăn gì? Sinh sản ra sao?

Tuệ Lâm

Gà Lôi tía là một trong những loài gà vô cùng quý hiếm ở nước ta hiện nay. Số lượng của chúng khá ít, chủ yếu sống trong các khu bảo tồn của rừng quốc gia. Trên thế giới, thì số lượng loài gà này cũng khám khiêm tốn, bởi quá nhiều tác nhân gây ra tình trạng suy giảm số lượng của chúng. Và trong bài viết sau, Blog Sinh Vật sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin liên quan tới loài gà Lôi tía nhé.

1. Gà Lôi tía là gà gì?

Gà Lôi tía có tên khoa học là Tragopan Temminckii, chúng là một loài gà lôi có kích thước trung bình và thuộc chi Tragopan, họ Trĩ (Phasianidae) và bộ Gà (Galliformes). Loài gà này có những đặc biệt khác biệt và nổi bật hơn rất nhiều so với các loài gà nước hay ga ta hiện nay. Bởi chúng luôn sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật với màu sắc, hình dáng cũng như tập tính của chúng.

Gà Lôi tía sống ở đâu? Tại Việt Nam hiện nay, loài gà Lôi tía có số lượng ngày càng suy giảm, bởi có nhiều nguyên nhân khác nhau như bị săn bắt, mồi trường sống bị thu hẹp… Ở nước ta loài gà này được tìm thấy tại những khu vực đồi núi cao như Lào Cai (Phanxipang, Sapa), Yên Bái (Mù Cang Chải)… Còn ở trên thế giới chúng được tìm thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Gà Lôi tía là gà gì?

XEM THÊM: chim trĩ xanh

2. Đặc điểm ngoại hình của gà Lôi tía

Gà lôi tía có ngoại hình đặc biệt với bộ lông rực rỡ và màu sắc đẹp mắt. Dưới đây là những đặc điểm nhận dạng loài gà này mà bạn có thể tham khảo qua:

+ Màu lông: Khi trưởng thành, loài gà này thường có lông màu đỏ lửa, đỏ nâu và pha lẫn những chấm màu đen khiến chúng càng trở nên nổi bật. 

+ Đầu gà: Đầu gà lôi tía có kích thước nhỏ, hình dạng tròn, với mái lông mượt mà.

+ Mắt: Mắt của gà lôi tía có màu nâu và to, nhìn rất sáng. Phần da quanh mắt có màu xanh hơi thẫm, yếm xanh da trần, trán và phần trước của mào có màu đen tuyền bí ẩn.

+ Mỏ: Mỏ gà lôi tía có màu đen, dài khoảng 3-4cm và khá dày.

+ Tai: tai của gà lôi tía có kích thước trung bình, nhỏ, bọc bởi lông mềm mại.

+ Cổ: Cổ gà lôi tía khá dài và đẹp, thường được nuôi dài để tạo nên vẻ đẹp cho chúng.

+ Lưng: lưng gà lôi tía thường khá cong, bởi lông của chúng dày và thường phồng lên để trông to lớn hơn.

+ Chân: chân gà lôi tía khá cao, mảnh mai và có màu hồng. Chân của chúng cũng khá chắc chắn và đẹp mắt.

Đối với gà Lôi tía khi trưởng thành thì màu sắc của con trống luôn nổi bật và ấn tượng hơn rất nhiều so với con mái. Hình dạng và kích thước thì tương đồng nhau, nhưng màu sắc của con mái thương đen và ít nổi bật hơn.

Đặc điểm ngoại hình của gà Lôi tía

ĐỌC THÊM: chim trĩ đỏ

3. Tập tính của gà Lôi tía

Gà Lôi tía thường đi kiếm ăn vào ban ngày, cũng giống như gà ta thì chúng cũng đi tìm thức ăn trên mặt đất và khi đêm xuống chúng sẽ bay lên các cành cây, bụi rậm thấp để ẩn náu và ngủ. Loài gà này thường sống theo bầy đàn nhỏ từ 3-5 con ở sâu trong những cánh rừng rậm có độ ẩm cao và có độ cao từ 900 – 2700m so với mực nước biển.

4. Gà Lôi tía sinh sản thế nào?

Mùa sinh sản của loài gà Lôi tía thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch hằng năm. Loài gà này thường sống theo bầy nhỏ từ 3-5 con, thế nên đến mùa sinh sản chúng sẽ tiến hành giao phối và đẻ trứng ở tổ được làm ở trên những cành cây thấp. Mỗi lần sinh sản con mái đẻ từ 3-5 trứng, trứng có kích thước khá nhỏ, hình bầu dục, có màu hung nhạt lốm đốm chấm nâu và một đầu to một đầu nhỏ. 

Trứng sẽ được gà mẹ ấp trong khoảng 26-28 ngày là nở, gà con được chăm sóc và đi theo bầy đàn để tìm kiếm thức ăn. Gà con sẽ trưởng thành và rời tổ vào khoảng tháng 7 âm lịch.

Gà Lôi tía sinh sản thế nào?

NÊN ĐỌC: gà rừng rặc

5. Gà Lôi tía ăn gì?

Cũng giống như loài gà ta, thì thức ăn của gà Lôi tía chủ yếu là các loại côn trùng, cào cào, châu chấu, giun đất, sâu, bướm, rết, thằn lằn, cá, ốc, tôm, cua, các loại hạt như ngô, thóc, đậu, thực vật như cỏ, lá, rau, rễ, củ và chúng cũng ăn thêm hoa quả, trái cây…

6. Tình trạng gà Lôi tía hiện nay như thế nào?

Khu vực sinh sống của gà lôi tía đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ, giảm dần và thu hẹp do quá trình phá rừng và săn bắt quá mức. Hiện tại, số lượng gà lôi tía đã giảm nhiều và chúng trở nên rất hiếm. Nếu không ngăn chặn kịp thời việc săn bắt, có nguy cơ gà lôi tía sẽ bị tuyệt chủng.

Gà lôi tía đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam vào các năm 1992 và 2000. Cần thực hiện các cuộc điều tra và nghiên cứu ở các khu vực còn sót lại của Hoàng Liên Sơn, núi cao, để thu thập thông tin về các quần thể gà lôi tía còn tồn tại. Việc tăng cường giáo dục cho người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ và cấm săn bắt là rất cần thiết.

Tình trạng gà Lôi tía hiện nay như thế nào?

ĐỌC THÊM: gà serama

7. Các biện pháp bảo vệ loài gà Lôi tía nên thực hiện

Để bảo vệ gà Lôi tía, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và các khu vực sống của chúng. Các biện pháp bảo vệ gà Lôi tía bao gồm:

+ Bảo tồn môi trường sống của gà Lôi tía: Bảo vệ rừng nguyên sinh, ngăn chặn việc phá rừng, đặc biệt là rừng già. Trồng lại cây và tái tạo rừng để tạo ra môi trường sống mới cho gà Lôi tía.

+ Cấm săn bắt: Nghiêm cấm săn bắt, mua bán và sử dụng gà lôi tía và các sản phẩm từ gà Lôi tía.

+ Tăng cường giám sát và kiểm soát: Tăng cường giám sát và kiểm soát để đảm bảo sự an toàn và bảo vệ gà Lôi tía khỏi các hoạt động nguy hiểm, bao gồm cả việc săn bắt và phá rừng.

+ Tăng cường giáo dục: Tăng cường giáo dục cho cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn gà đặc biệt này và hướng dẫn cách để người dân tham gia vào việc bảo vệ chúng.

+ Nghiên cứu và theo dõi: Thực hiện các nghiên cứu để cập nhật thông tin về tình trạng sống của đàn gà đang còn sinh sống tại khu vực, giúp cải thiện kế hoạch bảo vệ và bảo tồn chúng.

Những biện pháp trên cần được thực hiện liên tục và quyết liệt để đảm bảo tình trạng sống và giúp cải thiện số lượng của đàn gà Lôi tía hiện nay.

8. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Blog Sinh Vật đã chia sẻ đến các bạn liên quan tới loài gà Lôi tía. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết thêm về loài gà này và biết được tình trạng, số lượng của chúng ngoài tự nhiên. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và giúp chúng duy trì, gia tăng số lượng loài. Và nếu còn đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Viết một bình luận