Rắn Cạp nia được mệnh danh là một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới hiện nay. Ở Việt Nam thì loài rắn này phân bố nhiều ở các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung. Và để hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của loài rắn này, mời các bạn cùng Sinhvat.net tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Xin mời!!!
1. Giới thiệu về rắn Cạp nia
Cạp nia là một loài rắn thuộc họ rắn Hổ, có tên tiếng Anh là Bungarus. Chúng có họ hàng gần với những loài rắn độc như Hổ mang, hổ mang chúa, cạp nong, rắn san hô… Ở Việt Nam thì loài rắn này còn có nhiều cái tên khác như Rắn Mai gầm, rắn Hổ khoang…
Rắn Cạp nia là một loài rắn cực độc hiện nay, theo các chuyên gia cho biết, tỷ lệ người tử vong khi bị loài rắn này cắn lên tới 75%. Đây là con số thể hiện sự nguy hiểm và nồng độ nọc độc cực cao của loài rắn độc này.
>>> Xem thêm: Rắn san hô
1.1. Nguồn gốc của rắn Cạp nia
Rắn Cạp nia được tìm thấy nhiều trên thế giới, tuy nhiên những khu vực được xác định có số lượng nhiều rất đó là vùng Ấn Độ, bao gồm cả Sri Lanka và miền đông Pakistan, cùng với đó là các nước ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Indonesia, Borneo và Việt Nam.
Ở Việt Nam, thì loài loài rắn này phân bố chủ yếu ở các tỉnh thành thuộc phí Bắc và Trung. Nơi có khí hậu phù hợp với loài rắn này, cùng với đó là có nhiều cánh đồng lớn, từ đó có nguồn thức ăn dồi dào. Đặc biệt, một vài năm trở lại đây thì loài rắn này này thường xuyên bò vào nhà và cắn người, khiến có rất nhiều nạn nhân không qua khỏi khi bị loài rắn này tấn công.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho chúng bò vào nhà thường là do nhiệt độ ở ngoài trời thường rất cao, nắng nóng nên rắn thường chui vào nhà để tránh nắng. Đặc biệt là đối với những nhà có máy lạnh, rắn sẽ mò theo đường dẫn ống nước thải của máy lạnh bò vào nhà và chủ động tấn công con người.
1.2. Đặc điểm ngoại hình của rắn Cạp nia
Một con rắn loại này khi trưởng thành có thể dài trung bình từ 1 – 1.5m, có nhiều con dài tới hơn 2m và được nhiều người nhìn thấy. Loài rắn này có một lớp vảy khá trơn, bóng, mỏng và xếp thành các khoảng đậm và nhạt màu khác nhau. Thông thường loài rắn cạp nong sẽ có 2 màu chủ đạo là màu trắng và màu đen, các khoảng màu trắng sẽ xếp xen kẽ các khoang màu đen từ đầu cho tới đuôi. Đây được đánh giá là một trong những đặc điểm giúp cho loài rắn này có thể ngụy trang hoàn hảo trong môi trường sông tự nhiên.
Đầu của chúng thon, mảnh, 2 mắt có con ngươi tròn. Thân hình của loài rắn này có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng, hông. Từ phần gần cuối đến đuôi sẽ nhỏ dần và nhọn hơn.
1.3. Thức ăn và hành vi của rắn Cạp nia
Trong môi trường tự nhiên, thì loài rắn này là một động vật ăn thịt và thức ăn của chúng chủ yếu là các loài động vật nhỏ như: Ếch, nhái, cá, chim, chuột, thằn lằn và những con rắn có kích thước nhỏ hơn. Chúng có thể săn cả rắn có nọc độc và không có nọc độc để làm thức ăn. Loài rắn này thường kiếm ăn vào ban đêm, thế nên chúng rất nguy hiểm với con người.
Loài rắn này được đánh giá là khá hiền lành vào ban ngày nhưng lại vô cùng hung dữ vào ban đêm. Chúng có thể chủ động tấn công con người, điển hình là nhiều vụ loài rắn này bò vào nhà và tấn người người đang nằm, dẫn tới tình trạng không qua khỏi. Tuy nhiên thì các nhà khoa học vẫn đánh giá rắn Cạp nia khá nhút nhát, thường cuốn đầu vào thân khi gặp nguy hiểm, nhưng chúng vẫn sẵn sàng tấn công để tự vệ.
1.4. Tập tính sinh sản của rắn Cạp nia
Cạp Nia là một loài đẻ trứng, mỗi mùa sinh sản thì con cái sẽ đẻ từ 6 – 12 trứng và con cái sẽ sống gần tổ của chúng đến khi trứng nở thì chúng mới dời đi. Mùa sinh sản của chúng sẽ bắt đầu vào tầm tháng 3 dương lịch hằng năm. Con cái thường sẽ tiết ra một chất dịch đặc trưng để thu hút con đực. Sau khi kết đôi thì cả hai sẽ giao phối khoảng 10 phút.
Sau khi giao phối thì con cái sẽ di chuyển chậm chạp và khó khăn hơn rất nhiều. Chúng sẽ đẻ trứng trong các hốc cây, bụi rậm và trứng sẽ được con cái canh giữ đến khi chúng nở ra. Còn con trống sẽ rời đi ngay sau khi giao phối xong.
1.5. Phân loại rắn Cạp nia ở Việt Nam
Hiện nay, loài loài rắn này rất phổ biến ở nước ta và chúng thường được phân loại thành rắn Cạp nia miền Bắc và miền Nam. Ngoài ra còn có thêm rắn Rắn cạp sông Hồng. Cụ thể:
- Cạp nia miền Bắc thường được gọi với nhiều tên khác như rắn mai Gầm Bạc, rắn Hổ khoang, rắn Vòng bạc, rắn Ngù cáp tan… chúng thường được tìm thấy phổ biến ở các tỉnh thành ở miền Bắc, miền Trung (từ Huế trở ra). Chúng thường sống ở khu vực ẩm thấp, cây bụi rậm, rừng gỗ hoặc tại các cánh đồng lúa.
- Cạp nia miền Nam chủ yếu sinh sống ở các tình thành như Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Đắc nông, Lâm Đồng, Nha Trang, Ninh Thuận, Đồng Nai…
- Cạp nia sông Hồng có tên khoa học là Bungarus Slowinskii. Ở Việt Nam chúng thường phân bố ở vùng đồng bằng sông Hồng, Quảng Trị, Quảng Nam…Đây là một loài rắn độc vô cùng quý hiếm và số lượng rất ít, hiện nay chúng chỉ mới được tìm thấy ở nước ta.
Ngoài ra còn có thêm loài cạp nia đầu vàng phân bố chủ của ở vùng Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận hay Vũng Tàu.
2. Rắn Cạp nia có độc không? Độc như thế nào?
Rắn Cạp nia là một trong những loài độc nhất trên thế giới hiện nay và loài rắn độc phổ biến nhất ở Việt Nam. Nọc độc của chúng thường gây ức chế thần kinh và nồng độ độc còn cao hơn rất nhiều lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Khi bị loài rắn này cắn, người bệnh sẽ bị suy hô hấp, ức chế thần kinh và tỷ lệ tử vong rất cao, lên tới 75%.
Một điều khiến cho nọc độc của chúng cực kỳ nguy hiểm với con người đó là vết cắn của chúng thường rất nhỏ, chỉ giống như 2 lỗ kim ở trên da. Cùng với đó vết cắn không hề gây phù nề, đau đớn hay chảy nhiều máu. Từ đó khiến cho người thường chậm trễ trong quá trình sơ cứu và xử lý vết cắn, từ đó khiến quá trình cấp cứu thường chậm trễ và gây ra tình trạng tử vong.
Các chuyên gia còn cho biết, nọc độc của loài rắn này khiến cho người bệnh bị tê liệt tạm thời, sau đó bị chuột rút và co thắt cơ, sau đó tử vong trong một thời gian rất ngắn. Một lần cắn, một con rắn sẽ tiết ra lượng nọc độc trung bình từ 4.6 – 18.4mg/lần cắn. Và lượng độc tính có giá trị LD50 từ 0.09mg/kg – 0.108mg/kg, do đó chúng được mệnh danh là loài rắn độc nhất trên thế giới.
Những triệu chứng phổ biến của người bị loài rắn này cắn như: Tê liệt cục bộ, tê liệt các cơ từ vùng đầu, cổ, mặt, cơ liên sườn, cuối cùng là tứ chứ. Sau đó nhiều người bị bị chuột rút. Một triệu chứng đặc trưng là nạn nhân sẽ bị sụp mí như buồn ngủ và sau đó sẽ bị sụp mí hoàn toàn không mở mắt ra được. Sau đó đồng tử sẽ giãn tối đa, mất phản xạ với ánh sáng là dấu hiệu đặc trưng của người bị cạp nia cắn.
3. Sơ cứu và xử lý vết thương khi bị rắn Cạp nia cắn
Khi bị loài rắn này hay các loài rắn độc khác cắn, thì các bước sơ cứu ban đầu trước khi đưa nạn nhân tới cơ sở y tế là điều vô cùng quan trọng. Việc sơ cứu đúng cách giúp nạn nhân hạn chế sự xâm nhập sâu của nọc độc vào bên trong cơ thể, từ đó kéo dài thời gian ổn định cho nạn nhân trước khi được cấp cứu bởi bác sĩ. Dưới đây là những cách sơ cứu và xử lý vết cắn của rắn độc:
- Nên trấn an tinh thần của nạn nhân, giúp họ bình tĩnh thì nọc độc sẽ không đi sâu vào cơ thể quá nhanh.
- Cần áp dụng kỹ thuật băng ép bất động, có thể thực hiện garo tĩnh mạch kết hợp với quá trình hô hấp nhân tạo theo điều kiện tại chỗ đối với nạn nhân.
- Có thể sử dụng việc rạch vết thương, nặn máu và rửa vết thương bằng nước chảy.
- Không để người bệnh tự đi tới cơ sở y tế mà cần sử dụng cáng hoặc xe chuyên dụng để di chuyển. Trong quá trình di chuyển nên để vị trí bị cắn thấp hơn tim.
- Nếu bị cắn ở tay hoặc chân thì khi di chuyển bạn nên để thõng chân và tay xuống dưới cáng, như thế máu sẽ không di chuyển về tim nhanh.
- Không nên tự ý dùng các loại thảo dược, thầy cúng, thuốc dân tộc, hoá chất đắp lên vết thương, mà cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện.
- Nếu nạn nhân cảm thấy khó thở thì cần gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất, kết hợp với hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, xoa bóp oxy qua mask…
- Đưa nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt, như thế tỷ lệ cứu sống sẽ cao hơn.
>>> Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không
4. Phân biệt rắn Cạp nia với rắn Cạp nong
Nhiều người hiện nay đang bị nhầm lẫn giữa hai loài Cạp nong và Cạp nia là một. Tuy nhiên, đây lại là hai loại rắn khác nhau, thuộc họ Rắn hổ và chúng đều vô cùng độc, thuộc hàng độc nhất trên thế giới hiện nay. Đặc biệt thì hai loài rắn này có kích thước, đặc điểm ngoại hình gần giống nhau, chỉ hơi khác nhau ở phần màu sắc giữ các khoang.
Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt hai loài rắn Cạp nia và Cạp nong một cách chính xác nhất:
- Rắn cạp nong: Thì cơ thể của chung thường có nhiều khoang màu Vàng và màu đen xen kẽ nhau vô cùng nổi bật. Đây có lẽ là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của loài rắn cạp nong. Ngoài ra, thường thì đầu sẽ lớn và ngắn hơn, mắt to, đuôi tròn và không dài bằng cạp nia.
- Rắn cạp nia: Thì màu sắc đặc trưng của loài này là màu Đen và màu trắng. Những khoang màu đen trắng xen kẽ với nhau từ đầu tới đuôi. Ngoài ra đầu của chúng cũng nhỏ hơn, đuôi thẳng, dài và nhọn hơn cạp nong.
5. Giá rắn Cạp nia là bao nhiêu tiền? Mua về làm gì?
Hiện nay, loài độc này hay cạp nong được rất nhiều người tìm mua về để ngâm rượu, làm nguyên liệu chữa các loại bệnh như: Xương khớp, tiêu viêm, kháng viêm, giảm đau, giảm ho, chống đau nhức xương khớp… Tuy nhiên có nhiều người vẫn mua loài rắn này về để làm mồi nhậu. Tuy nhiên để mua được loài rắn này hiện nay khá khó, bạn cần phải đặt trước trong những trại rắn hoặc đặt qua người làm nghề bẫy rắn.
Hiện nay, giá rắn Cạp nia trên thị trường dao động từ khoảng 400.000 – 500.000 vnđ/kg. Để mua được chúng nhanh chóng thì bạn nên đến các trại rắn, nơi đây bạn còn được tư vấn thêm về cách sử dụng loài rắn này sao cho đúng mục đích nhất.
Như vậy, trên đây Sinhvat.net đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan tới một trong những loài rắn độc nhất trên thế giới hiện nay. Cũng như qua bài viết hy vọng đã giúp các bạn có thể giải đáp được thắc mắc Rắn Cạp nia là rắn gì? Có độc không? Giá bao nhiêu tiền 1kg? chi tiết và chính xác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.