Những thông tin liên quan tới loài Rắn chàm quạp mà Sinhvat.net chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loài rắn này. Cùng với đó giúp bạn phân biệt, nhận biết hay xử lý hiệu quả khi không may bị loài rắn này cắn nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
1. Giới thiệu loài Rắn chàm quạp
Rắn chàm quạp hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Rắn lục nưa, rắn cà tênh, rắn lục Malaysia, rắn cà tên. Chúng có tên khoa học là Calloselasma Rhodostoma và tên tiếng Anh là Malayan Pit Viper. Chúng được biết là một loài rắn độc thuộc chi Calloselasma và thuộc họ Rắn hang – Crotalinae.
Thông tin chi tiết
- Giới: Animalia
- Ngành: Chordata
- Lớp: Reptilia
- Bộ: Squamata
- Phân bộ: Serpentes
- Họ: Viperidae
- Phân họ: Crotalinae
- Chi: Calloselasma Cope, 1860
- Loài: C. Rhodostoma
Xem thêm: Rắn khuyết lào
1.1. Ngoại hình, đặc điểm nhận dạng của Rắn chàm quạp
Là một loài rắn có kích thước trung bình, nên khi trưởng thành một con rắn loại này có thể đạt kích thích chiều dài từ 0.2 – 1m và nặng từ 100 – 2000g. Chúng sở có một cái đầu hình tam giác, với mõm hếch nhọn lên phía trên, mắt trung bình, con người hình elip dựng đứng. Loài rắn này thường có màu nâu hoặc đỏ nâu.
Dọc theo cơ thể, sống lưng có nhiều hoa văn hình tam giác, màu nâu đậm đối xứng giống cánh bướm qua hai bên. Hoa văn hình tam giác trên thân của chúng có khoảng từ 19 – 31 dấu với màu nâu sậm, đỏ tía hoặc hung đỏ đậm nhạt. Loài rắn này có đuôi khá cụt, ngắn vì thế khiến cho kích thước thân của chúng cũng bị giảm theo. Màu sắc của loài rắn này tương đồng với loài trăn hoa khiến cho nhiều người bị nhầm lẫn dẫn tới tình trạng bị loài rắn này tấn công.
1.2. Môi trường sống và phân bố
Loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn tại các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Thái Lan, Bắc bán đảo Mã Lai, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia và tại các vùng thuộc Ấn Độ.
Còn ở Việt Nam, thì loài rắn này được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thành như: Nha Hố – Phan Rang – Ninh Thuận, Bình Thuận, Sông Bé – Bến Cát – Lộc Ninh – Thủ Dầu Một – Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Biên Hòa – Long Bình – Xuân Lộc – Đồng Nai, Phú Vinh – An Giang, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước…
1.3. Hành vi và đặc điểm sinh thái
Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn thường xuyên hoạt động vào ban đêm và chúng thích sống tại vùng có độ ẩm cao. Chúng thích sinh sống tại những khu đất rừng thấp, khô ráo, tuy nhiên chúng vẫn được tìm thấy tại các khu vực cao hơn 2000m. Loài rắn này có cách săn mồi rất đặc biệt, chúng sử dụng cái đuôi ngắn của mình, đu đu, lắc lắc để thu hút con mồi và khi con mồi tới gần thì chúng tấn công và nuốt trọn. Thức ăn ngoài tự nhiên của loài rắn này chủ yếu là các loài gặm nhấm, chuột, chim, lưỡng cư, bò sát, rắn nhỏ, ếch nhái… Loài rắn này thường tấn công con mồi một cách bất ngờ và rất hiệu quả.
Mùa sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu vào đầu mùa hè, khi mà nhiệt độ cao sẽ giúp trứng của chúng nở nhanh hơn. Mỗi lần sinh sản, thì con cái sẽ đẻ từ 13 – 30 trứng và chúng sẽ canh giữ ổ của mình trong thời gian ấp trứng. Trứng sẽ nở sau khoảng 5 – 7 tuần ấp liên tục, con non sau khi nở sẽ có kích thước từ 13 – 20cm và trông rất giống con trưởng thành. Sau khi nở thì con non sẽ tách ra và sống độc lập.
2. Rắn chàm quạp có độc không? Có nguy hiểm không?
Rắn chàm quạp là một trong những loài rắn ĐỘC, chúng có nọc độc và nọc độc của chúng rất nguy hiểm đối với con người. Nọc độc của chúng chủ yếu là các protein gây độc thuộc họ phospholipase A2 (PLA2s), nọc độc này chứa chủ yếu các enzyme gây độc tế bào và gây ảnh hưởng máu tới nạn nhân. Khi bị cắn cả con mồi lần con người sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết tới chết nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong ở con người nếu bị loài này cắn thường thì không cao và theo thống kê của BV Chợ Rẫy TPHCM thì khoảng 20% bệnh nhân nhập viện do bị loài rắn này cắn mỗi năm. Nguyên nhân tử vong chủ yếu gây ra tình trạng tử vong là do chủ quan hoặc do nhập viện quá muộn, bị nhiễm trùng do sơ cứu sai cách, sử dụng bài thuốc dân gian…
Ở Việt Nam, loài rắn này sinh sống nhiều ở các vùng trồng số lượng lớn cây điều, cây cao su thuộc các tỉnh như vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng núi Cấm – An Giang, vùng núi đá vôi Nam Bộ, Kiên Giang…
Vào mùa mưa, thì tỷ lệ nạn nhân bị loài rắn này cắn tăng cao. Bởi khi mưa xuống, loài rắn này có xu hướng tìm tới những nơi khô ráo để ẩn náu vì thế chúng dễ tấn công con người. Những nhóm người thường bị loài Rắn chàm quạp tấn công chủ yếu là Nông dân 65%, công nhân cao su 15%, học sinh 10%, Lái xe 2.5% và khách du lịch khoảng 2.5%.
Khi bị loài rắn này tấn công, bạn cần sơ cứu đúng cách và nhận biết đúng vết cắn để có phương pháp điều trị hiệu quả. Cách nhận biết loài rắn này sau khi cắn khá dễ dàng, bởi sau khi cắn chúng sẽ nằm yên tại chỗ, không di chuyển được. Đây chính là đặc điểm nhận biết dễ nhận sau khi bị loài rắn độc này cắn.
Đọc thêm: Rắn rào đốm
3. Cách sơ cứu và điều trị hiệu quả khi bị Rắn chàm quạp cắn
Nếu không may bị loài rắn độc này cắn, thì bạn cần bình tĩnh để sơ cứu hiệu quả, chính xác, sau đó tiến hành nhập viện càng sớm càng tốt. Dưới đây bạn có thể tham khảo cách sơ cứu và điều trị rắn độc cắn mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
3.1. Sơ cứu tại chỗ
Khi bị chàm quạp hay bất cứ loài rắn độc nào cắn, thì bước sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Cụ thể:
- Bạn cần trấn an nạn nhân, giúp nạn nhân bình tĩnh trở lại, sau đó đặt nạn nhân trên một mặt bằng phẳng và hạn chế việc di chuyển. Có thể đặt vị trí bị cắn xuống nơi thấp hơn tim.
- Tiến hành rửa sạch vết cắn và băng ép bằng băng thun từ vị trí bị cắn tới gốc chi, có thể băng ép toàn chi. Sử dụng phương pháp băng ép bất động thường áp dụng cho vết cắn của các loài rắn hổ và không sử dụng cho loài rắn lục. Tuy nhiên, khi bị cắn thì thường khó xác định chính xác loại rắn, nên việc băng bó nên thực hiện để đảm bảo tính mạng.
- Không tháo nẹp băng cho tới khi được chuyển tới bệnh viện và có huyết thanh kháng nọc độc của rắn.
- Tuyệt đối không được rạch vết thương vì sẽ gây ra tình trạng chảy máu và nhiễm trùng.
- Tuyệt đối không chườm đá lạnh, đắp thuốc dân gian, lá thuốc hay các loại hóa chất khác.
- Nhanh chóng di chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
3.2. Điều trị tại bệnh viện
- Nạn nhân được đưa vào cấp cứu và thông báo cho bác sĩ chuyên điều trị rắn độc cắn.
- Đặt 2 catheter tĩnh mạch ngoại biên và cố định, 1 đường để thực hiện thuốc theo y lệnh và 1 đường để lấy máu thực hiện các xét nghiệm nhiều lần trong quá trình điều trị.
Không nên sử dụng thuốc dạng tiêm bắp và lấy máu nhiều lần ở tĩnh mạch vì dễ gây tình trạng thiếu máu, tạo khối máu tụ chèn ép, đặc biệt là vùng tĩnh mạch cổ. - Tiến hành lấy máu và nước tiểu để xét nghiệm: Công thức máu, đông máu toàn bộ, BUN, Ion đồ, AST, ALT, LDH, CPK, tổng phân tích nước tiểu.
- Nếu không có triệu chứng nhiễm độc thì nạn nhân được theo dõi trong khoảng 24h.
- Nếu có triệu chứng nhiễm độc thì sử dụng huyết thanh kháng độc ngay lập tức. Nếu nạn nhân cần hồi sức hô hấp hay tuần hoàn cần được ưu tiên, sau đó sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn càng sớm càng tốt.
- Quan sát quá trình hồi phục sức khỏe của nạn nhân và cho xuất viện khi hoàn toàn hồi phục.
Như vậy, trên đây Sinhvat.net đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài Rắn chàm quạp. Từ đó giúp bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm của loài rắn này, cũng như biết cách nhận biết, sơ cứu hay điều trị khi không may bị loài rắn này tấn công. Nếu còn có đóng góp cho bài viết, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.