Những thông tin mà Sinhvat.net chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức liên quan tới loài Rắn khuyết lào. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loài rắn đặc biệt này. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
XEM THÊM: RẮN LỤC CƯỜM CÓ ĐỘC KHÔNG?
1. Giới thiệu Rắn khuyết lào
Rắn khuyết lào có tên tiếng Anh là Lycodon Laoensis, con tên Latin là Lycodon được lấy từ tiếng Hy Lạp Lykos. Loài rắn này nếu không có kiến thức về rắn, thì nhiều người sẽ bị lầm tưởng chúng với loài rắn cạp nia, bởi về ngoại hình của chúng rất giống với ngoại hình của loài rắn cực độc cạp nia. Thế nhưng, đây lại là một loài rắn vô hại với con người và chúng lại được nhiều người lựa chọn để nuôi làm cảnh bởi vẻ đẹp nổi bật của chúng.
- Giới: Animalia
- Ngành: Chordata
- Phân ngành: Vertebrata
- Lớp: Reptilia
- Bộ: Squamata
- Phân bộ: Serpentes
- Họ: Colubridae
- Phân họ: Colubridae
- Chi: Lycodon
Xem thêm: Rắn rào đốm
1.1. Đặc điểm của Rắn khuyết lào
Đây là một loài rắn có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng chỉ dài từ khoảng 20 – 30cm. Ở phần đầu và phía trước mép của chúng có màu xanh dương khá sẫm, phía sau mép và cằm là màu cam nổi bật. Loài rắn này thì phần đầu với cổ không tách biệt, mà chúng chỉ được phân biệt nhờ vào một khoang màu vàng nổi bật. Toàn thân của chúng được chia ra ra khoảng 13 – 29 khoang màu vàng và 8 – 18 khoang màu đen từ đầu đến đuôi. Những khoang màu vàng và màu đen trên cơ thể sẽ có kích thước lớn ở phần đầu và nhỏ dần về phần đuôi.
Ngoài ra, những khoang màu vàng ở phần gần đuôi sẽ có xu hướng nhỏ lại so với các khoang màu đen ở vị trí này. Còn màu sắc ở phần bụng của chúng thường có màu trắng.
Đây được đánh giá là một trong những loài rắn có ngoại hình nổi bật và rất giống với loài cạp nia cực độc hiện nay. Do đó, nhiều người đã nhầm lẫn giữa hai loài rắn này.
1.2. Hành vi và sinh sản của Rắn khuyết lào
Loài rắn này thường sinh sống tại các khu rừng rậm rạp, tại các vùng đất thấp hoặc các vùng đồi núi có nhiều hang hốc để chúng có thể chui rúc, ẩn náu. Chúng ta sẽ thường có thể bắt gặp chúng chui rúc tại các bóng râm của cây Đa, cây Si lớn trong rừng. Loài rắn này thường hoạt động vào ban ngày, chúng thường chui rúc trong các đống lá cây, đồ mục nát hoặc trong bóng râm vào ban ngày.
Thức ăn của loài rắn này cũng tương tự nhiều loài rắn khác hiện nay, chúng thường ăn các loài thằn lằn, ếch, nhái, chuột, trứng, chim hay các loại thú nhỏ hơn. Loài rắn này được đánh giá có ích cho nông nghiệp. Khi chúng có khả năng bắt chuột rất giỏi.
Mùa sinh sản của chúng rơi vào đầu mùa hè, khi mà nhiệt độ cao, thức ăn dồi dào sẽ giúp trứng nở nhanh hơn. Mỗi lần sinh sản con cái sẽ đẻ từ 5 – 7 trứng và trứng sẽ nở trong khoảng 30 – 35 ngày.
1.3. Rắn khuyết lào phân bố ở đâu?
Loài rắn này chủ yếu phân bố ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, cụ thể như: Chúng phân bố hầu hết tại các khu vực của Thái Lan, phía bắc của Malaysia, Lào, Campuchia, Myanmar.
Còn ở Việt Nam, thì loài rắn này được tìm thấy ở các tỉnh thành như: Chu Lai – Quảng Nam, Đà Nẵng, Langbiang – Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Định Quán – Đồng Nai và cả ở Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Rắn khuyết lào có độc không?
Dù chúng sở hữu một ngoại hình rất giống với loài rắn cực độc cạp nia hiện nay. Tuy nhiên loài rắn khuyết lào lại KHÔNG CÓ ĐỘC, chúng hoàn toàn vô hại đối với con người. Ngoài ra, hiện nay loài rắn này còn được săn lùng rất riết rao bởi những người yêu thích bò sát, đặc biệt là rắn để nuôi làm cảnh. Bởi chúng sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật, rất giống với loài cạp nia nhưng đặc biệt là chúng không có Độc.
Ngoài ra, hiện nay loài rắn lào này đang có số lượng rất hiếm trên thị trường, cùng với việc có nhiều người yêu thích muốn có một em nên việc tìm mua hiện nay là rất khó. Đặc biệt, loài rắn này ngoài tự nhiên hiện nay cũng đang có dấu hiệu suy giảm, bởi có nhiều sự tác động, đặc biệt là do sự xâm nhập của con người. Tuy giá thành của loài rắn này không quá cao, thế nhưng không phải cửa hàng bò sát cảnh nào cũng có bán, vì thế việc tìm mua cũng rất khó khăn. Điều này lại khiến cho nhiều người muốn tìm mua loài rắn cảnh này.
Đọc thêm: Rắn khiếm vạch
3. Kinh nghiệm nuôi Rắn khuyết lào cảnh hiệu quả
Đây là một rắn có kích thước khá khiêm tốn, tuy nhiên chúng lại sở hữu một khả năng sinh tồn rất mạnh mẽ, cùng với đó là chúng thích nghi rất tốt với môi trường sống nuôi nhốt. Và khi bạn có nhu cầu nuôi một chú rắn lào để làm cảnh, thì có thể tham khảo qua những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây:
3.1. Chọn giống
Hiện nay việc tìm mua một chú rắn lào là rất khó khăn. Thế nên bạn có thể đặt trước tại các cửa hàng bò sát cảnh hoặc tham gia các diễn đàn bò sát trên facebook để tìm mua cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi. Việc chọn rắn chủ yếu là xem xét ngoại hình không bị dị tật, màu sáng, không bị tróc vảy… như vậy quá trình nuôi mới đạt được hiệu quả cao.
3.2. Chuồng nuôi
Vì loài rắn này có kích thước khá nhỏ, thế nên việc lựa chọn chuồng nuôi cũng khá đơn giản. Bạn nên sử dụng các loại chuồng bằng kính trong suốt để nuôi, vừa gọn nhẹ vừa quan sát được chúng. Kích thước chuồng có thể chọn là 40 dài – 30 rộng – 30 cao (cm).
Trong chuồng nuôi bạn cần bố trí các hang hốc, bọng cây cổ thụ hoặc các lớp mùn cưa để chúng có thể ẩn nấp và chui rúc. Ngoài ra, trong chuồng nên bố trí thêm các loại cây nhỏ, đá cục để tạo môi trường sống tự nhiên nhất cho chúng. Ngoài ra, môi trường sống trong chuồng bạn cần duy trì nhiệt độ ở mức 25 – 29 độ C, cùng với đó là duy trì độ ẩm bằng cách trải thêm rơm rạ, xịt ẩm thường xuyên hoặc đặt thêm bát nước để chúng uống và ngâm mình khi nóng.
3.3. Thức ăn và phòng bệnh
Rắn khuyết lào ăn gì có lẽ là điều mà nhiều người thắc mắc, tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt thì loài rắn này ăn uống cũng rất bình thường. Thức ăn chủ yếu của chúng là ếch nhỏ, nhái, chuột nhỏ, cá nhỏ… Loài rắn này không quá háu ăn, chúng chỉ cần một lượng thức ăn nhỏ là có thể đủ năng lượng để duy trì sự sống và hoạt động trong thời gian dài. Vì thế một tuần bạn chỉ cần cho chúng ăn từ 1 – 2 lần là được.
Và trong quá trình nuôi thì loài này cũng mắc phải một số bệnh không mong muốn như: Nấm da, nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột… Do đó, bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ở chuồng nuôi, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Thức ăn tươi, sạch và không bị ôi thiu, hư…
4. Phân biệt Rắn khuyết lào và Rắn cạp nia
Hai loài rắn này khá tương đồng nhau về ngoại hình cũng như màu sắc. Tuy nhiên có một vài đặc điểm khác biệt giúp bạn có thể phân biệt được hai loài rắn này chính xác nhất.
- Đặc biệt khác biệt nổi bật nhất giúp phân biệt loài cạp nia và khuyết lào đó là kích thước giữa các khoang màu trên cơ thể. Ở loài cạp nia thì kích thước giữa khoang màu vàng và màu đen khá tương đồng và bằng nhau, phân bố đều từ đầu tới đuôi. Còn loài rắn khuyết lào thì kích thước các khoang thường không bằng nhau, khoang màu đen thường rộng và dài hơn khoang màu vàng.
- Thêm nữa là ở đầu của loài rắn lào, thì có cả khoang màu vàng, còn ở đầu cạp nia thì thường có khoang màu đen chiếm diện tích lớn.
- Thân hình của loài rắn lào thường trọn trịa hơn, còn loài rắn cạp nia thường khá góc cạnh, chúng có một sóng lưng nổi bật và chạy dài từ phần cổ tới đuôi.
5. Lời kết
Như vậy, trên đây Sinhvat.net đã chia sẻ đến các bạn các thông tin về loài Rắn khuyết lào. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và biết thêm nhiều hơn về loài rắn này. Nếu có đóng góp cho bài viết, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.