Rắn Lục đầu bạc sống ở đâu? Có độc không? Ăn thứ gì?

Tuệ Lâm

Họ rắn lục có rất nhiều loài khác nhau, từ rắn lục sừng, lục núi, lục xanh… và cả loài rắn Lục đầu bạc. Và nếu bạn quan tâm và muốn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về loài rắn lục này, mời bạn cùng Blog Sinh Vật tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé. Xin mời.

1. Rắn Lục đầu bạc là rắn gì?

Rắn Lục đầu bạc có tên khoa học là Azemiops Feae, chúng là một loài rắn thuộc chi Azemiops trong phân họ đơn chi Azemiopinae, tuy nhiên thì cho đến hiện nay vẫn chưa có phân loài nào của loài rắn này được công nhận hay ghi nhận. Loài rắn này được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên năm 1888 bởi nhà động vật học Boulenger. Rắn Lục đầu bạc được xem là một trong những loài rắn lục nguyên thủy nhất hiện nay.

1.1. Đặc điểm của rắn Lục đầu bạc

Rắn Lục đầu bạc có kích thước trung bình khi trưởng thành từ khoảng 80-110cm và nhiều đặc điểm ngoại hình nổi bật khác nhau:

+ Giống như cái tên của chúng, thì phần đầu của chúng thường có màu bạc trắng, bao phủ phần đầu, đây có lẽ là một trong những đặc điểm đặc trưng và dễ nhận biết nhất của loài rắn này. Ngoài màu bạc trắng ở đầu thì vẫn có một sọc trắng ở đỉnh đầu kéo dài đến phần cổ.

+ Màu sắc trên cơ thể của chúng thường có màu nâu nhạt hoặc màu đen đậm và bụng sẽ có màu sáng nhạt. Cơ thể chúng được phân chia thành các khoang dài bởi các đường màu trắng cắt ngang cơ thể. Tùy thuộc vào màu sắc của con rắn mà khoang cắt này sẽ có màu bạc, trắng hay màu cam.

+ Đầu của loài rắn này hơi dẹp, hình tam giác và phân biệt rõ ràng với phần cổ.

+ Mõm của chúng khá rộng và tương đối ngắn.

+ Chúng chỉ có một tấm ở má, 2+3 tấm thái dương, môi trên có 6 tấm và môi dưới thường có 9 tấm.

+ Con ngươi của loài rắn này chỉ là một khe dọc có màu rất nổi, trông rất ma mị và nguy hiểm.

+ Phần vảy ở trên thân được phân chia thành 17 hàng, nhẵn.

Rắn Lục đầu bạc là rắn gì?

XEM THÊM: rắn lục núi

1.2. Rắn Lục đầu bạc sống ở đâu?

Rắn Lục đầu bạc thường được tìm thấy tại các khu vực vùng núi có độ cao hơn 1000m. Môi trường sống ưa thích của chúng là vùng có nhiều núi đá, hang hốc hoặc cũng có thể là những khu vực rừng núi rậm rạp, nhiều cây cối và có nhiều nguồn thức ăn cho chúng.

Vùng phân bố của loài rắn này được xác định ở các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Tây Tạng… Tại Việt Nam, loài rắn này được tìm thấy chủ yếu ở các khu vực thuộc Tây Bắc (Nhiều nhất ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn…) Tam Đảo – Vĩnh Phúc…

1.3. Tập tính sinh sản của rắn Lục đầu bạc

Rắn Lục đầu bạc là loài đẻ trứng, tức là nó đẻ trứng thay vì sinh con sống như một số loài rắn khác.

Quá trình sinh sản của rắn Lục đầu bạc bắt đầu với quá trình giao phối giữa một con đực và một con cái. Sau khi quá trình giao phối hoàn tất, con cái sẽ đẻ trứng. Thời gian từ quá trình giao phối cho đến khi đẻ trứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào loài và điều kiện môi trường.

Con cái thường tạo ra một tổ hợp chất nhầy và tạo thành tổ trứng. Số lượng trứng có thể dao động từ khoảng 10 đến 40 trứng, tùy thuộc vào kích thước và sức khỏe của con cái. Các trứng sau đó được đặt trong một môi trường ẩm ướt và bảo vệ, chẳng hạn như trong các ổ đất hoặc trong các khe núi.

Sau khi trứng được đẻ, quá trình ấp trứng bắt đầu. Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh quyết định thời gian ấp trứng và việc trứng nở ra con non. Thời gian này cũng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Khi các trứng nở, con non sẽ thoát ra khỏi vỏ trứng và tự tìm kiếm thức ăn và môi trường sống của chúng.

Tập tính sinh sản của rắn Lục đầu bạc

NÊN ĐỌC: Rắn ráo

2. Rắn Lục đầu bạc ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của rắn Lục đầu bạc thường là các loài động vật nhỏ như chuột, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, thằn lằn, chim non, ếch… Loài rắn này có tập tính săn mồi vào ban đêm và ban ngày chúng sẽ ẩn nấp trong các hốc cây, hang đá hay dưới những lớp lá khô.

Loài này có khả năng săn mồi và nhận biết con mồi vô cùng nhạy bén. Cũng giống như nhiều loài rắn khác, chúng sở hữu cái lưỡi của mình để tìm kiếm tín hiệu của con mồi trong không khí. Sau khi phát hiện con mồi chúng sẽ nhẹ nhàng tiếp cận và tấn công bất ngờ làm con mồi không thể phản kháng.

Rắn Lục đầu bạc ăn gì?

3. Rắn Lục đầu bạc có độc không?

Rắn Lục đầu bạc là một loài rắn Có Độc và nọc độc của chúng rất nguy hiểm đối với con người. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, nọc độc của loài rắn này có thể sản sinh ra 2 loại nọc độc thần kinh và nọc độc tế bào, đây là những nọc độc gây tỉ lệ tử vong ở người bị cắn rất cao và vô cùng nguy hiểm.

Theo thống kê, thì nọc độc của loài rắn Lục đầu bạc xếp hạng 60 trong tổng số hơn 210 loài rắn độc đã và đang phân bố ở nước ta hiện nay. Có thể nói nọc độc của loài rắn này vô cùng nguy hiểm, bởi vì thế mà các bạn nên tránh xa chúng và đặc biệt là đối với những người không có kiến thức hay thông tin về các loài rắn.

Rắn Lục đầu bạc có độc không?

NÊN ĐỌC: các loài rắn thường gặp trong nhà

4. Nên làm gì khi bị rắn độc cắn?

Khi bị cắn bởi rắn độc, hãy thực hiện các biện pháp sau:

+ Giữ bình tĩnh và trấn an người bị cắn.

+ Cố gắng xác định loài rắn đã cắn và thông tin liên quan về nó, có thể nhận biết trước đó là rắn độc hay rắn lành bằng cách nhìn vào vết thương. Nếu vết thương có nhiều vết răng thì đó là rắn lành còn nếu chỉ có 2 vết của răng nanh thì thường là rắn độc.

+ Ngăn người bệnh di chuyển và bất động chân, tay chân bị cắn (sử dụng nẹp nếu cần thiết) để hạn chế tối đa tình trạng nọc độc di chuyển nhanh tới các bộ phận quan trọng trong cơ thể.

+ Gỡ bỏ trang sức ở vùng bị cắn để tránh chèn ép gây sưng, ách tắc.

+ Áp dụng băng ép nhẹ vào vùng cắn (trừ khi rắn là loài lục).

+ Vệ sinh vết cắn bằng nước sạch và xà phòng, sau đó sát trùng.

+ Nếu người bệnh gặp khó thở, hãy áp dụng phương pháp hô hấp nhân tạo.

+ Vận chuyển người bị cắn đến bệnh viện, duy trì băng ép và bất động vùng cắn thấp hơn vị trí của tim.

Lưu ý: Mọi trường hợp bị cắn, ngay cả khi rắn không độc, đều cần được xử lý và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ. Nếu chậm trễ sau 24-48 giờ

5. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên đây của Blog Sinh Vật đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức, thông tin liên quan tới loài rắn Lục đầu bạc rồi nhé. Đây là một loài rắn có nọc độc và vô cùng nguy hiểm đối với con người. bởi vì thế mà chúng tôi khuyến cáo các bạn nên tránh xa chúng và hầu hết các loài rắn khác, để đảm bảo an toàn nhé.

Và nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết của chúng tôi, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi một cách sớm nhất. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Viết một bình luận