Rùa Sao Đêm ăn gì? Có gì nổi bật? Nuôi thế nào?

Tuệ Lâm

Rùa Sao Đêm hiện nay là một trong những loại thú cưng khá đặc biệt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn để nuôi trong nhà. Bởi loài rùa này có ngoại hình khá nổi bật và thu hút. Vì thế, trong bài viết này Blog Sinh Vật sẽ chia sẻ đến các bạn chi tiết nhất những thông tin liên quan tới loài rùa sao đêm này nhé. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Vài nét về Rùa Sao Đêm

Rùa Sao Đêm hay còn được biết đến với tên tiếng Anh là Rùa Hamilton, ngoài ra chúng còn có khá nhiều tên khác nhau như: Indian Spotted, Back Pond Turtle, Spotted Pond Turtle…

Loài rùa này thuộc chi Geoclemys và phân họ Geoemydidae. Chúng là một loài rùa nước ngọt đặc hữu của vùng Nam Á và được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1831 bởi nhà sinh vật học người Anh là J.E Grey. Còn cái tên Hamiltonii được đặt để vinh danh nhà thực vật Francis Hamilton. 

Loài Rùa Sao Đêm được tìm thấy phố biến ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bangladesh. Ở Việt Nam hiện nay, thì loài rùa này chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài để về nuôi làm cảnh. Chúng cũng được chăm sóc và sinh sản nhưng số lượng không nhiều.

Rùa sao đêm
Rùa Sao Đêm

XEM THÊM: các loại rùa cạn rẻ

2. Đặc điểm của Rùa Sao Đêm

Chúng có tên là Rùa Sao Đêm là bởi vì ngoại hình của chúng được bao phủ bởi những dấu chấm nhỏ màu vàng nhạt, tương tự như những ngôi sao sáng lấp lánh khi chúng bơi ở trong nước. Đây chính là một trong những đặc điểm ngoại hình nổi bật của loài rùa này. Ngoài ra chúng còn có thêm những đặc điểm khác như:

+ Màu sắc chủ đạo của loài rùa này là màu nâu sẫm đến đen nhạt và được tô điểm thêm nhiều chấm sao màu vàng nhạt rải đều trên cơ thể.

+ Ở trên mai của loài rùa này cũng có 3 hàng gờ chạy dọc từ đầu đến đuôi. Tuy nhiên 3 hàng gờ này lại không liền mạch. Phần rìa phía sau của mai rùa có hình răng cưa khá nhọn, tuy nhiên càng trưởng thành thì đặc điểm này dần biến mất. Còn phần yếm trước sẽ có nhiều góc cạnh và nhỏ gọn về phía sau.

+ Khi trưởng thành, thì những chú Rùa Sao Đêm sẽ đạt kích thước mai dài từ 41 – 43cm và nặng trung bình khoảng 6kg. Ở loài rùa này thì ngoại hình của con đực và con cái không có nhiều điểm khác nhau. 

+ Đầu của loài rùa này có kích thước khá lớn, mỏ ngắn và 4 chân của chúng cũng có móng và có màng, điều này giúp cho chúng có thể bơi lội một cách dễ dàng, linh hoạt.

+ Đuôi của chúng khá ngắn.

Đặc điểm của Rùa sao Đêm

ĐỌC THÊM: rùa răng giá bao nhiêu

3. Tuổi thọ của Rùa Sao Đêm

Nếu ngoài môi trường tự nhiên, thì tuổi thọ của loài rùa này có thể lên đến 20 tuổi. Trong suốt cuộc đời dài của mình, thì loài rùa này thường tiến hành sinh sản đều đặn 2 lần trong năm. Loài này có tập tính đào hang và đẻ trứng vào đó. Mỗi lần sinh sản, con cái sẽ đẻ từ 12 – 36 trứng và sau đó vùi đất lại để trứng tự nở. Rùa con sẽ nở ra sau khoảng từ 45 – 60 ngày và chúng có kích thước khá nhỏ, chỉ từ 3 – 4cm.

Loài rùa này có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, cùng với đó là chúng có khả năng chịu nhiệt rất giỏi và có thể hoạt động quanh năm trong tất cả loại nhiệt độ. Tuy nhiên, hiện nay ngoài tự nhiên số lượng loài rùa này ngày càng suy giảm và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Chúng được liệt vào danh sách những loài động vật ở mức nguy cấp. Bởi có nhiều nguyên nhân khiến số lượng bị giảm, do khí hậu thay đổi, môi trường sống bị thu hẹp, tàn phá, săn bắt của con người…

4. Rùa Sao Đêm giá bao nhiêu?

Hiện nay ở nước ta những chú Rùa Sao Đêm chủ yếu được nuôi để làm cảnh, thú cưng trong nhà. Một số trường hợp rùa được nuôi dưỡng và sinh sản nhưng tỷ lệ thành công không cao. Do đó số lượng rùa loại này ở nước ta cũng khá khiêm tốn. Do đó, khi có nhu cầu mua một vài chú Rùa Sao Đêm để về nuôi cảnh, thì bạn nên liên hệ trực tiếp tới những trại giống hay cửa hàng cá cảnh, rùa cảnh uy tín để được tư vấn và hỗ trợ nhập khẩu từ nước ngoài.

Còn giá cả Rùa Sao Đêm thế nào thì hiện nay trên thị trường không có mức giá cụ thể. Do đó, bạn nên liên hệ trực tiếp cửa hàng cá cảnh, rùa cảnh để được tư vấn cụ thể hơn về mức giá của loài rùa này nhé.

Rùa Sao Đêm giá bao nhiêu?

TÌM HIỂU THÊM: rùa núi vàng giá bao nhiêu

5. Nuôi Rùa Sao Đêm như thế nào?

Khi bạn có nhu cầu nuôi một vài chú rùa loài này để làm cảnh, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây ít nhiều sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng nhé. Cùng tìm hiểu nào:

5.1. Bể nuôi

Tùy thuộc vào loài rùa bạn nuôi mà lựa chọn kích thước bể nuôi sao cho phù hợp. Nếu bạn nuôi rùa con, thì chúng có kích thước khá nhỏ nên chọn bể có kích thước từ 60x30x30 là đủ cho 2 chú rùa con. Còn khi trưởng thành thì bạn nên cân nhắc việc cân cấp một chiếc bể có kích thước rộng rãi hơn nhé.

Trong bể nuôi cần trang bị đầy đủ những vật dụng thiết yếu như: Hệ thống lọc nước sạch để đảm bảo tốt môi trường sống cho rùa, vùng đất khô có nhiều đá để rùa tắm nắng, sưởi ấm. Bạn nên tách phần nước và phân khô riêng biệt để tạo môi trường sống, cũng như môi chỗ ăn uống riêng, tránh tình trạng thức ăn rơi ra các khu vực khác. Có thể trang trí thêm nhiều đồ chơi cho rùa, hang hốc để chúng trú ẩn và cây thủy sinh để chúng sống tốt hơn.

5.2. Ánh sáng và nhiệt độ

Trong môi trường nuôi nhốt, bạn cần cung cấp ánh sáng phù hợp cho rùa, nên sử dụng đèn phát ra tia UVB với công suất khoảng 100W để chiếu sáng cho bể rùa. Với công suất này đèn sẽ giúp bể nuôi duy trì ở nhiệt độ từ 35 độ C, giúp rùa có thể tổng hợp được vitamin D3, loại bỏ các bệnh về mai, xương… Còn nhiệt độ nước bạn nên duy trì ở mức từ 25 – 28 độ C là được.

Ngoài ra, bạn nên đưa chúng ra ánh nắng để chúng được phơi nắng khoảng từ 10 phút ngày.

5.3. Rùa Sao Đêm ăn gì?

Rùa Sao Đêm được biết đến là một trong những loài rùa ăn thịt và thức ăn yêu thích của chúng là cá, giun, dế, tôm, ốc… Còn khi nuôi nhốt thì bạn nên cho chúng ăn thức ăn dạng viên, kết hợp thêm nhiều loại thức ăn như rau xanh, trái cây chín để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho chúng.

Theo những người có kinh nghiệm từng nuôi loài rùa này, thì họ chia sẻ là cho ăn luân phiên 2-3 loại thức ăn trong tuần như cá, giun, chuột bao tử, tôm, ốc, rau xanh, củ quả, trái cây… trong chế độ ăn của chúng. Với chế độ ăn này sẽ giúp rùa phát triển ổn định và hiệu quả nhất.

Rùa Sao Đêm ăn gì?

THAM KHẢO THÊM: rùa tai đỏ ăn gì

5.4. Chăm sóc

Loài Rùa Sao Đêm có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt. Thế nên trong quá trình nuôi dưỡng chúng ít khi gặp phải vấn đề xấu ảnh hưởng tới sức khỏe. Chỉ cần bạn cung cấp đầy đủ thức ăn, đảm bảo ánh sáng, nhiệt độ thích hợp thì loài rùa này sẽ phát triển một cách ổn định và hiệu quả. 

5.5. Cách nuôi Rùa Sao Đêm sinh sản

Nếu bạn muốn nuôi loài rùa này sinh sản, thì chỉ cần nuôi chung vài con đực và cái với nhau trong thời gian dài. Khi đến mùa sinh sản thì chúng sẽ tự ghép đôi vào giao phối. Loài rùa này sinh sản hai mùa 1 năm, khi chúng đẻ trứng, thì bạn nên gom trứng lại và ấp nhân tạo ở nhiệt độ từ 82 – 83 độ C và sau khoảng 60 – 65 ngày là trứng sẽ nở.

Rùa con bạn nên tách ra thành nhiều bể nuôi khác nhau, chỉ cần đảm bảo tốt nhiệt độ, môi trường, độ ẩm, ánh sáng thì rùa con sẽ phát triển một cách hiệu quả. Thức ăn của rùa con cũng khá đơn giản, chỉ cần cho chúng ăn côn trùng, sâu hoặc thức ăn viên đều được.

Như vậy, trên đây Blog Sinh Vật đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài Rùa Sao Đêm rồi nhé. Hy vọng qua bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những thông tin, kinh nghiệm hữu ích liên quan tới loài rùa đặc biệt này. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Viết một bình luận